So-lao-dong

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về so-lao-dong, cập nhật vào ngày: 24/10/2024

Bà Trịnh Thanh Hằng, Trưởng ban Nữ công (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết một số nữ công nhân từng bị quấy rối tình dục. Tuy nhiên, họ không dám nói lên sự thật vì sợ mất việc làm.

Việc một nhóm người tập trung trước tòa nhà VTC Online (18 Tam Trinh, Hà Nội) "tố" công ty bảo hiểm Dai-ichi "lừa đảo" người lao động gần chục tỉ đồng đã và đang khiến dư luận vô cùng hoang mang...

Thu nhập bình quân tháng của lao động có việc làm trong quý I năm 2019 đạt 5,7 triệu đồng/tháng, tăng 670 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,03 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết trong quý I năm nay đã có tới hơn 32.000 lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc.

Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội lên kế hoạch dự kiến lượng xe cần tăng cường để giải toả khách trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 – 1/5 trên từng bến của Công ty.

Theo thông tin mà Tổng Cục thống kê mới công bố, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I năm 2019 ước tính là 55,4 triệu người, giảm 207,0 nghìn người so với quý trước và tăng 331,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Đây là nội dung mới dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Lao động tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019.

“Trong chương trình thanh tra lao động chung năm 2019, tất cả kết luận thanh tra cũng như kết quả điều tra tai nạn lao động đã ký đều phải được công khai bằng nhiều hình thức trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nếu địa phương nào không công khai, báo chí cứ phản ánh, chúng tôi sẽ yêu cầu chánh thanh tra các sở LĐ&TB-XH phải công bố, qua đó tạo sức ép với các DN”- ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã chia sẻ thông tin này với báo chí nhân dịp phát động Chiến dịch thanh tra lao động 2019.

Cuộc sống khó khăn, ruộng nương ít ỏi, không có nghề phụ trong lúc nông nhàn và còn do thiếu hiểu biết, nhiều người dân nghèo huyện trung du Hạ Hòa, Phú Thọ đã đánh cược tính mạng của mình theo những nguòi môi giới sang Trung Quốc lao động “chui”. Ngoài việc phải lẩn trốn sự kiểm soát của nhà chức trách nước sở tại, những lao động “chui” này còn phải đối mặt với muôn vàn rủi ro khác, thậm chí nhiều người phải trả giá đắt bằng cả tính mạng.

Từ ngày 1/1/2022 trở đi, người lao động (NLĐ) và chủ sử dụng lao động đóng bằng 25,5% tiền lương tháng đóng Bảo hiểm Xã hội (BHXH) vào các quỹ ốm đau, thai sản, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất. Trong đó, người sử dụng lao động đóng bằng 17,5%, NLĐ đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội đã ban hành Công văn số 716/SLĐTBXH-BTXH gửi Công an thành phố Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường kiểm tra, phối hợp giải quyết người lang thang xin tiền.

Do là người lao động bất hợp pháp nên các lao động xuất cảnh trái phép không được pháp luật Trung Quốc bảo hộ. Vì vậy, ngoài phải làm việc quá sức, bị chủ quỵt tiền công, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, các lao động này còn phải sống chui lủi vì phải trốn tránh nhà chức trách nước sở tại, thậm chí không ít người đã phải bỏ mạng vì tai nạn lao động, ốm đau, hoặc chết mà không rõ lý do...

Ngày 10-4-2017, CA quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nhận được đơn của anh Dương Huy Phong, SN 1981, quê Phú Thọ, tố cáo Nguyễn Huy Vững, SN 1986, quê Phú Thọ, có hành vi chiếm đoạt của anh 81 triệu đồng và hứa hẹn đưa anh đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.

Thông qua các hoạt động của Tháng An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhằm thúc đẩy công tác phối hợp giữa công đoàn với các cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp, giữa công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động (NSDLĐ) triển khai các chương trình hành động cụ thể, đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ để phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN), xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, góp phần hạn chế TNLĐ, BNN…

Cho rằng việc “tăng lương, cắt phụ cấp” của công ty chỉ nhằm qua mặt các cơ quan quản lý nhà nước chứ không đảm bảo quyền lợi của người lao động nên mới đây, hàng ngàn công nhân của công ty TNHH Hai Vina Kim Liên (Nghệ An) đã đồng loạt tập trung trước sân công ty để bày tỏ sự phản đối đồng thời gửi kiến nghị đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu được giải quyết thỏa đáng.