Thu-hoi

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về thu-hoi, cập nhật vào ngày: 23/10/2024

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa quyết định đình chỉ lưu hành trên toàn quốc lô sản phẩm dung dịch vệ sinh Gynophaco do Công ty TNHH thương mại đầu tư thiết bị y tế Phaco sản xuất.

Số lượng các dự án sai phạm, sử dụng sai mục đích, dự án treo đang có chiều hướng gia tăng qua các năm. Khi phát hiện doanh nghiệp có sai phạm, việc thu hồi dự án tưởng chừng như rất dễ lại đang hóa thành khó. Chia sẻ trong chương trình Góc nhìn đa chiều tuần này, TS.KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng thư kí Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, nếu cứ cấp cả trăm dự án cho các doanh nghiệp nhưng không được triển khai xây dựng, bỏ hoang hoặc sai phạm tràn lan còn Nhà nước không kiên quyết thu hồi lại thì nỗi lo đô thị “rỗng” sẽ luôn hiện hữu.

Câu chuyện rà soát thanh tra, tập trung vào các dự án, khu vực quản lý đất đai lỏng lẻo là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, làm gì để xử lý dứt điểm các dự án sai phạm, các dự án "treo" nhưng lại không "đánh oan" các doanh nghiệp làm ăn chân chính là bài toán không dễ giải.

Thời gian qua, hàng loạt dự án bất động sản từ nghỉ dưỡng, đến khu đô thị, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê ở nhiều tỉnh thành phố đều bị “dừng” bởi nhiều lý do, thậm chí còn lọt danh sách bị thu hồi.

Sau khi giải tỏa mặt bằng, Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia (LHTTQG) Mỹ Đình trở thành một bãi đất ngổn ngang toàn rác và phế liệu xây dựng.

Chủ trương của Chính phủ và các địa phương như Hà Nội, TP.HCM gần đây là xử lý những dự án bất động sản sau khi phát hiện sai phạm, trong đó một phương án được đề xuất là thu hồi dự án. Dẫu biết việc thu hồi là đúng để góp phần minh bạch thị trường, song có một “lỗ hổng” lớn hiện nay là việc thu hồi này bao gồm cả những dự án đã qua mua bán chuyển nhượng, là những dự án đã được chủ đầu tư rót vốn để hồi sinh. Câu hỏi đặt ra là có cần phải ứng xử linh hoạt, giải quyết có tình có lý đối với những dự án đầu tư dở dang, dự án đã mở bán cho người dân?

Nếu cứ thấy dự án sai phạm là ra quyết định thu hồi một cách cứng nhắc theo kiểu “tham bát bỏ mâm”, sẽ không tránh khỏi việc các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm, thấy mình có thể gặp rủi ro bị thu hồi dự án bất cứ lúc nào thì kể cả có cơ hội lớn doanh nghiệp cũng không dám đầu tư, đặc biệt là khi có những yếu tố liên quan đến đất đai, nhà nước. Đó là chia sẻ của Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO trong chương trình Góc nhìn đa chiều tuần này.

Thị trường bất động sản phía bắc vốn được đánh giá là mảnh đất màu mỡ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường miền Nam đang chịu tác động lớn từ các cuộc thanh tra kiểm tra liên quan đến sai phạm dự án cũng như các quyết định thắt chặt việc chuyển nhượng phát triển dự án, thì trường miền Bắc trơ thành miền đất hứa với các nhà đầu tư phương Nam.

Cục diện của thị trường bất động sản phụ thuộc rất lớn vào những quyết sách của Nhà nước. Chính sách được ví là bản lề then chốt để điều chỉnh thị trường được minh bạch, bền vững, đi đúng hướng, tuy nhiên trên thực tế không ít trường hợp đã tạo ra những tác động ngược.

Việc “hồi tố” đối với quỹ đất công vướng sai phạm để thu hồi tài sản về cho Nhà nước là điều hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức phức tạp nếu không xử lý hợp lý. Nếu dự án bị thu hồi vốn hóa, giá trị tài sản, lợi nhuận sinh ra từ dự án từng được ghi nhận, chi phí trong bảng cân đối kế toán… sẽ phải sửa lại. Khi đó, làm sao doanh nghiệp giữ chân được nhà đầu tư?

Ngoài dự án bất động sản tại số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 đường Chu Mạnh Trinh (phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, Công ty TNHH Thương mại - Quảng cáo - Xây dựng - Địa ốc Việt Hân (liên danh chủ đầu tư dự án trên) còn có hàng loạt dự án khác cũng dính tai tiếng.

Sẽ không là vấn đề nếu các quyết định hành chính mang tên ‘thu hồi dự án” chỉ nhắm vào những dự án “treo” hàng chục năm, sử dụng sai mục đích hoặc những dự án trì trệ, không hiệu quả. Nhưng nếu mệnh lệnh ấy cứ vô tư “giáng” xuống những doanh nghiệp đang đặt cả số phận, tâm huyết của mình vào dự án với lý do là dự án đó có sai phạm trong quá trình giao đất hay mua bán, chuyển nhượng thì có lẽ hệ lụy sẽ nhiều hơn hiệu quả. Lúc này, Nhà nước có thể bồi thường cho doanh nghiệp về mặt vật chất nhưng uy tín và cơ hội của doanh nghiệp, liệu có thể bồi thường?

Chỉ trong vòng 4 ngày, chính quyền TP.HCM đã công bố 2 thông tin liên quan tới số phận của các quỹ đất công dính phải sai phạm trong thủ tục đầu tư. Sở Tài chính đề nghị hủy bỏ 300 quyết định, công văn chỉ định bán các mặt bằng và địa chỉ nhà đất công cho các tổ chức, cá nhân và đưa vào bán đấu giá theo quy định. Đến hiện tại, 7 dự án trong số đó đã có công bố tiếp tục đi vào hoạt động sau thời gian “tra soát” nhanh. Số phận của những dự án còn lại sẽ đi về đâu?

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, việc thu hồi 300 dự án sẽ khiến nợ xấu bất động sản tăng lên hàng chục lần, bởi nợ bất động sản tại ngân hàng thực tế phải trên 70% và đây sẽ là đòn gián tiếp vào thị trường tài chính, chứng khoán.

Từ cuối năm 2018, trong lúc thị trường chứng khoán èo uột, giới đầu tư vẫn tự tin rằng, nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam” trong năm 2019. Thế nhưng, nhận định đó có vẻ đang bị lung lay trước thông tin 300 dự án bị "thu hồi" ở TP.HCM.