Gdp

Thông tin, sự kiện, hình ảnh, video mới nhất về gdp, cập nhật vào ngày: 23/10/2024

Hiện nay, Việt Nam chi 5,8% GDP cho giáo dục, nếu tính cả đóng góp của gia đình thì con số này đạt 8% GDP.

Theo nhận định của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa DNNN.

Tăng trưởng tín dụng thận trọng, gia tăng dự trữ ngoại hối, thu hẹp thâm hụt ngân sách vẫn cần phải chú trọng bởi những “cơn sốt” của quá khứ vẫn chưa nguội hết.

Những thành quả vượt bậc trong năm 2018 trên hầu hết các lĩnh vực được nhận định là nền tảng vững chắc để kinh tế - xã hội năm 2019 có đà phát triển bứt phá. Nhiều nhiệm vụ trọng tâm để kết quả năm tới cao hơn năm nay đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước công bố.

"Chúng ta đừng mê cuồng tăng trường GDP, phải hiểu giá trị tăng trưởng thực sự nước ta là gì. Đừng tự hào GDP tăng trưởng 7%, vì tiền của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ khá cao", TS Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế nhận định.

Từ các số liệu vĩ mô tháng 11 và 11 tháng năm 2018 có thể thấy tăng trưởng quý IV sẽ ở mức thấp nhất cả năm 2018. GDP từ chỗ tăng trên 7,4% đã giảm xuống dưới 6,9% vào quý III và sẽ còn thấp hơn trong quý IV.

Tại hội thảo “Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều - cung ít, vì sao?”, ông Đinh Quốc Thắng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Mường Thanh kiến nghị, Nhà nước nên nghiên cứu phương án trích % GDP cho việc phát triển nhà ở. Nhưng liệu phương án này có mang tính khả thi?

Việt Nam cùng với Azerbaijan, Belarus, Campuchia, Ethiopia, Ấn Độ, Kazakhstan, Lào… là 11 nền kinh tế khác có tốc độ tăng trưởng nhanh, theo báo cáo đánh giá của MGI.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2017 diễn ra sáng 11/1, Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho hay, Việt Nam hiện nay ở vị trí thuận tiện để chuyển sang phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo bởi các yếu tố năng lượng hỗn hợp, gồm sức gió, nhiệt hạch hay thủy điện Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng.

Mặc dù GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2015 đã tăng 57 USD so với năm 2014 nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988 và của Thái Lan năm 1993...

Dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn lớn và có nguy cơ gia tăng.