Lợi ích

Đạm đậu nành và xu hướng tăng trưởng – giai đoạn 2016-2020

17:49 04/04/2016

Dự đoán, sản lượng tiêu thụ đạm đậu nành sẽ đạt mốc 10,12 tỷ USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7.3% (Theo số liệu của công ty Research và Markets).

Ăn chay vì sức khỏe đang trở thành xu hướng được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam. Đó được xem là một phương pháp phòng ngừa bệnh tật, làm đẹp vóc dáng và kéo dài tuổi thọ, chứ không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại những mối quan tâm nhất định về việc chuyển từ “mặn sang chay” này, nhiều người lo lắng rằng làm thế nào để cung cấp đầy đủ lượng đạm cần thiết cho cơ thể nếu không sử dụng thịt? Họ còn băn khoăn về chất lượng đạm thay thế từ những thực phẩm như đậu nành liệu có tốt bằng đạm động vật?

 

 Đạm đậu nành liệu có tốt bằng đạm động vật

 

Để giải đáp những thắc mắc đó, nhiều cuộc nghiên cứu đã được tiến hành giúp các chuyên gia dinh dưỡng khắp nơi trên thế giới đồng loạt đưa ra lời khẳng định về việc thay thế đạm thịt bằng đạm đậu nành là hoàn toàn có thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đậu nành là loại thực phẩm chứa dồi dào nguồn chất dinh dưỡng giá trị, với một lượng rất lớn đạm hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các axit amin thiết yếu.

 

Đậu nành được ví như ông vua họ đậu hay “thịt không xương” bởi chứa khoảng 38% đạm trong thành phần, nhiều hơn so với các loại đậu khác và gần như ngang bằng với tỉ lệ đạm trong thịt, cá. Đạm đậu nành là đạm có chất lượng cao nhất. Theo hướng dẫn về phương pháp đánh giá chất lượng đạm bởi tổ chức Y tế thế giới - WHO trên người lớn và trẻ em, đạm đậu nành đạt chất lượng là 1,0 điểm PDCAAS (PDCAAS là tiêu chuẩn đo lường chất lượng đạm) -  mức cao nhất có thể của chỉ số này, ngang bằng với đạm từ trứng và sữa, và thậm chí còn cao hơn đạm từ thịt bò (có điểm PDCAAS là 0,92).

 

Không chỉ được khẳng định ở chất lượng sánh ngang với đạm động vật, sử dụng 25g đạm đậu nành trong 1 chế độ ăn lành mạnh ít chất béo bão hòa còn được tổ chức FDA (tổ chức quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ) khuyến khích để phòng ngừa tốt các bệnh tim mạch. Đây là một khuyến cáo chỉ với riêng loại đạm đậu nành mà không hề có với các nguồn đạm khác.

 

Ngoài nguồn đạm dồi dào và chất lượng cao, đậu nành hay thực phẩm từ đậu nành còn chứa chủ yếu các chứa béo có lợi như omega 3, omega 6, giàu chất xơ, hoạt chất isoflavones, canxi, kẽm, magie, vitamin E, các loại vitamin B…

 

Đạm đậu nành hoàn toàn có thể thay thế đạm thịt

 

Mới đây, ngày 18/02/2016, một thông cáo báo chí của công ty SBWire về xu hướng tiêu thụ đạm đậu nành trong tương lai vừa được công bố tại thành phố Albany, New York. Báo cáo đề cập đến những tiêu chí được xác định để phân khúc thị trường, cùng con số ước tính về mức độ tiêu thụ và doanh thu dự đoán của thị trường đạm đậu nành trong tương lai, ở quy mô toàn cầu.

Báo cáo nêu ra, chủng loại và công dụng là hai tiêu chí được dùng lựa chọn để chia nhỏ thị trường cũng như xác định xu hướng sử dụng đạm đậu nành trong tương lai, chi tiết được đề cập trong bảng bên dưới:

 

Xu hướng sử dụng đạm đậu nành năm 2016 được chia theo

chủng loại và công dụng

Loại đạm được sử  dụng

Theo chủng loại

Theo công dụng
(Dùng làm thành phần)

 

 

Đạm đậu nành

 

-     Đạm đậu nành phân lập

-     Đạm đậu nành cô đặc

-     Đạm đậu nành thủy phân

-     Các loại bột đậu nành

-     Sản xuất bánh kẹo

-     Sản phẩm thay thế thịt

-     Thực phẩm chức năng

-    Thực phẩm thay thế sữa

-     Dinh dưỡng trẻ sơ sinh                           

Theo đó, doanh thu được dự đoán cho việc tiêu thụ đạm đậu nành sẽ đạt mốc 10,12 tỷ USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,3% (Theo số liệu của công ty Research và Markets). Ở mức độ tiêu thụ này, chuyên gia nhận định mức độ tăng trưởng của thị trường đạm đậu nành là rất đáng kể.

 

Đạm đậu nành sẽ được sử dụng phổ biến trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh

 

Từ những thay đổi trong cách chăm sóc sức khỏe, cùng những phân tích được nêu trên, dễ dàng nhìn ra rằng những sản phẩm có chứa hoặc được chế biến từ đạm đậu nành sẽ được sử dụng phổ biến và trở thành như một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Đậu nành không chỉ là nguồn cung cấp đạm thực vật chất lượng cao để cơ thể xây đắp cơ bắp chắc khỏe, tạo ra các kháng thể chống lại bệnh tật, phòng ngừa bệnh tim mạch, mà còn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất thiết yếu cho nhiều hoạt động khác.

 

*Lượng đạm chất lượng cao cần thiết mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt:

- Phụ nữ 19-70+ tuổi: 46 gram

- Nam giới 19-70+ tuổi: 56

Tuy nhiên với người lớn tuổi, cần nạp vào cơ thể lượng protein nhiều hơn so với những người trẻ. Chuyên gia khuyên họ cần dùng từ 25-30 gram đạm có chất lượng cao trong mỗi bữa ăn để duy trì được khối lượng cơ bắp.

 

Tài liệu được tham khảo từ website http://www.mrrse.com/

Về MRRSE

MRRSE là từ viết tắt của Market Research Reports Search Engine, đây là hệ thống lưu trữ trực tuyến lớn nhất nắm giữ vô số những báo cáo công nghiệp, thống kê thị trường mới nhất và hồ sơ công ty từ các tổ chức đáng tin cậy, dựa trên các ngành công nghiệp, các công ty và các quốc gia. MRRSE sở hữu hàng ngàn báo cáo công nghiệp. Bên cạnh những nhà xuất bản tư nhân danh tiếng, các báo cáo được đưa lên trang MRRSE thường có nguồn gốc từ các cơ quan thống kê quốc gia, các cơ quan đầu tư, đơn vị truyền thông hàng đầu, công đoàn, chính phủ và các đại sứ quán.

Theo: http://daunanhdinhduonglanh.vn/loi-ich-cua-dau-nanh/dau-nanh-voi-suc-khoe/140-dam-dau-nanh-va-xu-huong-tang-truong--giai-doan-2016-2020

Tin đã đăng

Tin tức trên báo chí

Liên hệ

Nhóm Đậu Tương - Viện Di truyền Nông nghiệp

Địa chỉ: KM 2 - Đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội
Email: [email protected]

Thông tin chuyển khoản

Họ tên: Lê Thị Ánh Hồng

STK: 0491000092676 - Ngân hàng VietcomBank chi nhánh Phạm Hùng - Hà Nội