Tin tức

Câu hỏi thường gặp khi ăn kiêng với chế độ ăn giàu đậu nành

21:03 13/04/2016

Đậu nành là một thực phẩm lành với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Đậu nành rất thích hợp sử dụng làm nguồn thực phẩm giàu đạm đặc biệt trong chế độ ăn kiêng, ăn chay. Tuy nhiên làm sao để tận dụng triệt để những lợi ích từ đậu nành là điều mà nhiều người vẫn đang băn khoăn.

Có sự khác biệt nào khi cơ thể hấp thụ đạm động vật so với đạm thực vật không?

Đạm động vật, cụ thể là thịt đỏ ở dạng liên hợp nên trong quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các chất không tốt cho sức khoẻ như ure, axit uric, nitrat, cholesterol… Đạm thực vật lành tính nên nếu phối hợp với đạm động vật sẽ giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng, hạn chế tác động bất lợi của đạm động vật giúp cơ thể khỏe mạnh.

 

Nếu tôi là một người ăn chay, việc kết hợp đạm thực vật trong mỗi bữa ăn có cần thiết không?

Rất nhiều nguồn đạm thực vật thiếu ít nhất 1 trong 9 loại amino axit cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, để có thể cung cấp đầy đủ axit amin cần thiết, một bữa ăn chay cần kết hợp nhiều nguồn đạm khác nhau. Điều đặc biệt ở nguồn đạm đậu nành là chứa đầy đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể, do vậy đạm đậu nành rất hoàn chỉnh và là một nguồn thức ăn quan trọng giúp những người ăn chay có thể đảm bảo lượng axit amin cần tiêu thụ mỗi ngày.

Đạm đậu nành có chứa đầy đủ các loại amino axit cần thiết cho cơ thể.

 

Liệu tác động của đạm đậu nành đến lượng insulin trong cơ thể có giống như đạm động vật?

Insulin là một loại hormone có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Cơ thể cần được duy trì lượng insulin ở mức độ cân bằng. Đặc biệt, khi cơ thể có nồng độ insulin quá cao sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa, và hàng loạt các vấn đề về bệnh tim mạch, sức khỏe da, béo phì, hệ thần kinh. Những nguồn đạm khác nhau có tác động đến lượng insulin trong cơ thể khác nhau. Và tác động của đạm đậu nành đối với nồng độ insulin khá tích cực. Bởi các thành phần axit amin chất lượng cao của đạm đậu nành có thể điều tiết giảm tiết insulin và kích thích tăng glucagon tốt hơn so với đạm động vật. Điều này giúp cho cơ thể bạn giảm đi lượng cholesterol đáng kể, tốt cho sức khỏe tim mạch, cũng như giải quyết một số vấn đề khác về sức khỏe.

 

Chế độ ăn kiêng cùng đậu nành là chế độ ăn như thế nào? Có khác biệt gì với chế độ ăn kiêng low-carb?

Chế độ ăn uống cùng đậu nành là một trong những chế độ ăn kiêng ít tinh bột và kết hợp cùng với đậu nành và rau củ. Chế độ này tương tự như chế độ ăn kiêng hạn chế tinh bột khác nhưng đạm động vật sẽ được thay thế bằng đạm đậu nành. Mỗi ngày bạn sẽ tiêu thụ khoảng 50 gram protein đậu nành, bổ sung thêm nhiều rau tươi và sữa ít béo. Chế độ ăn uống này cung cấp cho cơ thể khoảng 1200 calo mỗi ngày đối với phụ nữ và 1500 calo mỗi ngày đối với đàn ông.

 

Nếu tôi thực hiện chế độ ăn kiêng cùng đậu nành có nghĩa là tôi phải tránh xa các loại đạm động vật?

Chắc chắn là không, trừ khi bạn đang ăn chay hay kiêng các loại đạm động vật. Còn nếu không bạn vẫn có thể sử dụng thịt, cá, gà và các sản phẩm có độ đạm thấp trong chế độ ăn kiêng cùng đậu nành. Hãy cố gắng tiêu thụ ít nhất một nửa lượng đạm cần thiết hàng ngày dưới dạng đạm đậu nành (khoảng 50 gam đạm đậu nành/ngày/người đối với nam giới). Ví dụ, nếu bạn là người ăn chay nhưng vẫn ăn trứng và các sản phẩm từ sữa, bạn có thể thêm bơ đậu nành với phô mai ít béo hoặc trứng đậu hũ chiên. Nếu bạn không phải là người ăn chay, bạn có thể kết hợp với gà, cá và thịt bò trong thực đơn của bạn.

 

Khi thực hiện chế độ ăn kiêng cùng đậu nành, bạn vẫn có thể kết hợp cùng đạm động vật.

 

Chế độ ăn kiêng cùng đậu nành cung cấp cho cơ thể khoảng 1200 calo mỗi ngày đối với phụ nữ và 1500 calo mỗi ngày đối với đàn ông. Lượng calo như vậy có quá ít không?

Thực tế, hàm lượng calo này không hề ít mà còn giúp bạn khỏe mạnh và sống lâu hơn. Có nhiều chương trình giảm cân khác cũng chỉ định khẩu phần ăn chỉ chứa từ 1200 đến 1500 calo nhưng thường khiến người ăn kiêng có cảm giác đói. Tuy nhiên khi thực hiện chế độ ăn kiêng cùng đậu nành, bạn sẽ tiêu thụ một lượng đạm và chất béo đầy đủ mà không cần phải tiêu thụ quá nhiều cacbohydrat, do đó bạn không còn cảm thấy đói nữa và lượng đường trong máu bạn cũng được duy trì. Cùng với việc tiêu thụ ít calo hơn, chế độ ăn kiêng cùng đậu nành còn bổ sung lượng đạm cần thiết để bạn duy trì cơ bắp và cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

 

 

Những loại thực phẩm nào được làm từ đậu nành?

Các loại thực phẩm có nguồn gốc đậu nành đầu tiên là sữa đậu nành và tàu hũ vốn được chế biến từ khoảng 1000 năm trước. Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại thực phẩm từ đậu nành được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn ngày nay như: dầu đậu nành, xì dầu (nước tương), váng đậu (tàu hũ ky)… Ngoài ra, với dạng bột đạm đậu nành mới, việc sản xuất các loại “thịt” chay và những sản phẩm thay thế bơ sữa cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.o

 

Có nhiều thực phẩm được sản xuất từ đậu nành mà bạn có thể sử dụng để chế biến món ăn.

 

Với những lợi ích trên, đậu nành xứng đáng trở thành một “thực phẩm vàng” cho sức khỏe của con người. Hãy thêm các thực phẩm từ đậu nành vào thực đơn của gia đình bạn ngay hôm nay để không bỏ lỡ nguồn dưỡng chất quý này.

 

Nguồn:

Daunanhdinhduonglanh.vn

The Soy Zone - Dr. Barry Sears

https://en.wikipedia.org/wiki/Insulin 

http://www.zonediet.com/shop/books/the-soy-zone/

Tin đã đăng

Tin tức trên báo chí

Liên hệ

Nhóm Đậu Tương - Viện Di truyền Nông nghiệp

Địa chỉ: KM 2 - Đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội
Email: [email protected]

Thông tin chuyển khoản

Họ tên: Lê Thị Ánh Hồng

STK: 0491000092676 - Ngân hàng VietcomBank chi nhánh Phạm Hùng - Hà Nội